Các danh nhân quê hương, đất nước Thịnh_Liệt

Bùi Xương Trạch (1451 - 1529)

Đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất năm Lê Hồng Đức thứ 9 (1478). Ông làm quan dưới triều Lê Thánh Tông, chức Binh bộ thượng thư, chưởng lục bộ kiêm Quốc tử giám tế cửu. Ông là tác giả bài Quảng Văn đình ký nổi tiếng. Bài ký đình Quảng Văn không chỉ là một áng văn chương mô tả về ngôi đình có kiến trúc "dẫu đẹp mà không lộng lẫy" mà là một tác phẩm ngợi ca một triều vua gần dân, chính trực, mong muốn "việc nước cốt để cho sự tai nghe mắt thấy của muôn phương", "nhân dân bốn phương nghe đức hóa mà vui mừng, vâng theo đức ân mà cổ vũ, trông thịnh trị hòa vui...".

Lê Bá Ly (1473 - 1557)

Từng giữ chức Nam đạo tướng quân dưới triều Mạc. Ông là một trong những người có công giúp vua Lê Trung Tông (1550) khôi phục cơ nghiệp Nhà Lê, thu hồi kinh thành Thăng Long. Gia phả Lê Bá Ly có dành riêng một mục nhan đề:"Công đức sự tích bảo lục" ghi về bốn sự việc lớn của con cháu ông đời sau góp phần xây dựng lại chùa Sét.

Bùi Vịnh (1508 - 1545)

nhà văn Việt Nam, hiệu Thanh Khê. Ông đậu Bảng nhãn khoa Nhâm Thìn (năm 1532). Tác phẩm của ông còn lưu truyền chữ HánThơ Ngũ ngôn trường thiên có 49 vần và phú Đế Đô hình thắng, bằng chữ NômCung trung bảo huấn. Phú Đế đô hình thắng ca ngợi vẻ đẹp hình thế đất Thăng Long thể hiện niềm tự hào về kinh đô văn vật, cổ kính. Cung trung bảo huấn là bài phú Nôm 8 vần 24 liên. Bài phú dùng nhiều điển cố Hán học uyên thâm, cầu kỳ. Đây là một tác phẩm được viết bằng tiếng Việt lưu loát, uyển chuyển. Tuy có hạn chế về nội dung nhưng có thể xem là một cứ liệu văn học chứng tỏ sự phát triển ngày càng mạnh của ngôn ngữ văn học chữ Nômthế kỉ thứ 10.

Bùi Huy Bích (1744 - 1818)

Nhà nghiên cứu, nhà thơ Việt Nam, hiệu Tồn Am. 19 tuổi ông đậu giải nguyên trường Sơn Nam (1792). Sau đó ông được theo học Lê Quý Đôn và vì nhà nhà nghèo được Lê Quý Đôn nuôi cho ăn học. Ông đậu Hoàng giáp khoa Kỷ Sửu (năm 1769). Tác phẩm của Bùi Huy Bích, về biên soạn có các bộ: Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển. Về sáng tác của ông có Lữ trung tạp thuyết, Bích câu thi tập, Nghệ An thi tập, Thoái Hiên thi tập,... Về phương diện sáng tác, tác phẩm của Bùi Huy Bích phần lớn viết vào giai đoạn trước thời Tây Sơn. Thơ ông có những bài viết về cuộc sống nghèo khổ của nhân dân khá hiện thực. Ông có những bài thơ tả cảnh những người đói, húp từng lưng cháo được chẩn cấp; ông xót xa nghĩ đến những người phải chết đường, chết chợ, không có mảnh chiếu để chôn. Ông nhận xét nhân dân sống nghèo khổ là do thiên tai, địch họa và do chính sách địa tô, thuế khóa và binh dịch nặng nề. Ngoài những bài viết về nỗi khổ của dân chúng, Bùi Huy Bích viết nhiều về thiên nhiên vùng Thăng Long. Thiên nhiên trong thơ ông mộc mạc, giản dị ghi được những nét đặc trưng của địa phương trong những bức tranh thiên nhiên ấy.